ARM thay đổi kế hoạch kinh doanh, tăng giá bán bản quyền thiết kế chip
Có vẻ ARM, tập đoàn đang chịu trách nhiệm thiết kế những nhân xử lý cũng như kiến trúc tập lệnh quan trọng nhất thế giới hiện giờ đang khá ngán việc chỉ kiếm ra tiền triệu, trong khi các tập đoàn sở hữu bản quyền thiết kế chip để ra mắt sản phẩm thương mại thì thu về tiền tỷ mỗi năm.
Giữa thời điểm chính công ty mẹ Softbank cũng đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, Financial Times đưa tin ARM đang có những thay đổi quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Kế hoạch mới, theo nguồn tin của FT, ARM sẽ tăng giá bán bản quyền thiết kế chip xử lý của họ. ARM có dự định làm như thế thông qua việc dừng thu tiền bản quyền từ các nhà sản xuất SoC, mà sẽ thu tiền của chính các nhà sản xuất thiết bị đầu cuối, đặc biệt là smartphone. Khoản tiền này sẽ được tính toán dựa trên mức giá sản phẩm bán ra thị trường.
Thu tiền trực tiếp của các hãng điện thoại
Lấy ví dụ, Motorola làm một chiếc điện thoại trang bị chip Qualcomm Snapdragon. Trước đó, Qualcomm sẽ phải ký thoả thuận hợp tác với ARM để mua bản quyền thiết kế kiến trúc tập lệnh và kiến trúc chip xử lý. Tác quyền ấy sẽ được áp dụng cho mọi đơn vị mua chip xử lý của Qualcomm, bao gồm cả Motorola.
Với những thay đổi trong kế hoạch kinh doanh mới, ARM sẽ ký trực tiếp thoả thuận sử dụng tài sản trí tuệ của họ với Motorola hay tất cả những hãng khác có SoC phát triển dựa trên kiến trúc ARM, thay vì Qualcomm. Nếu một hãng sản xuất thiết bị không có thoả thuận với ARM, đơn vị này sẽ yêu cầu Qualcomm hay mọi nhà sản xuất chip khác không bán sản phẩm cho họ.
[IMG]
Tại sao lại lấy ví dụ Motorola thay vì Apple và Samsung? Thực tế là hai ông lớn đứng nhất nhì thị trường smartphone toàn cầu này có những thoả thuận riêng, điều khoản phức tạp hơn nhiều với ARM. Hai tập đoàn này vừa là nhà sản xuất thiết bị, vừa là nhà sản xuất chip xử lý. Apple thậm chí còn không dùng thiết kế nhân xử lý của ARM, chỉ mua bản quyền kiến trúc tập lệnh.
Hiện tại, kế hoạch này vẫn chưa được thông qua, mà ARM vẫn đang trong quá trình bàn bạc với các đối tác, dần dần đưa ra kế hoạch kinh doanh cụ thể để áp dụng vào năm 2024. Nhưng khá chắc những thoả thuận có giai đoạn kéo dài tới sau năm 2024 vẫn sẽ được áp dụng cho tới khi hết hạn.
Tinhte_ARM2.jpg
Nguồn tin của FT cho biết: MediaTek, Unisoc và Qualcomm, kèm thêm vài nhà sản xuất smartphone Trung Quốc bao gồm Xiaomi và Oppo đã được ARM thông báo về việc thay đổi kế hoạch kinh doanh và bán bản quyền thiết kế chip.” Nguồn tin này còn nói thêm, rằng ARM đang “bực tức” vì sự trì hoãn của các đối tác.
Liệu có cơ hội nào cho RISC-V?
FT dẫn lời của một cựu nhân viên cấp cao tại ARM: “ARM sẽ đến gõ cửa các khách hàng của họ và nói rằng họ muốn được trả thêm tiền cho cùng một món hàng. Thứ mà SoftBank đang làm là thử nghiệm thị trường để xem mức độ độc quyền và giá trị thị trường của ARM lớn tới đâu.”
Hoàn toàn có khả năng nếu các đối tác không thích cách ARM thu tiền, cuộc đua cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn giữa hai kiến trúc tập lệnh ARM và RISC-V. Ở thời điểm hiện tại, ARM đang độc quyền kiến trúc chip xử lý cho mọi thứ nhỏ hơn một chiếc laptop, mà thậm chí đến laptop cũng đang có xu hướng chuyển dịch từ x86 sang ARM. Còn trong khi đó, RISC-V lại là một kiến trúc tập lệnh mã nguồn mở, với lời hứa hẹn tạo ra những con chip tiết kiệm năng lượng.
Mã: [foxma]foxtheme[/foxma]